Một đĩa rau muống xào hay luộc nhìn rất hấp dẫn, thế nhưng các bạn hãy lắng nghe lời khuyên sau đây khi ăn rau muống nhé!
Rau muống có nhiều cách chế biến: ăn như rau sống, luộc, xào, nộm. Trong các cách chế biến thì rau muống ăn sống, làm nộm giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cả.
Về giá trị dinh dưỡng của rau muống trong 100 gam sống sạch cung cấp 1gr culluloza, 100 mg can xi, 1.4mg sắt, 15mg magie, 100mg đồng, 23mg vitamin C, 194 µg folat, 482µg vitamin K, 5597µg beta-caroten,..
Nhưng bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn rau muốn:
Ăn rau muống khi đang bị thương
Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Đặc biệt, những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.
Ăn rau muống bẩn
Tình trạng rau muống trồng ở các ao hồ bị ô nhiễm sẽ là môi trường cho giun sán ký sinh ẩn náu. Ngoài ra, thuốc trừ sâu được phun vào ruộng rau mùa này khá lớn để tránh sâu bọ nên rau muống nước sẽ bị nhiễm độc nặng.
Không nên ăn rau muống chưa chín
Khi chế biến rau muống mà chưa chín sẽ khiến cho cơ thể đau bụng, di ứng và rất đầy bụng không thể tiêu hóa. Là do rau muống chứa ký sinh trùng, sán lá trong ruột lớn. Khi sán đi vào cơ thể con người sẽ gây hại khôn lường gây dị ứng, tiêu chảy và đau bụng. Trường hợp nguy hiểm hơn là sán lá sẽ đi vào cơ thể như đi vào túi mật, xơ gan, vỡ gan và gây suy gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm:
Cách nấu lẩu Gà Lá Giang
Tuyệt đối không ăn rau muống cùng với sữa
Khi ăn rau muống tuyệt đối không nên ăn cùng với sữa. Bởi vì trong sữa hàm lượng canxi cao và trong rau muống lại có thành phần rất lớn ảnh hưởng đến hấp thụ canxi, thêm vào đó Rau muống chứa đạm gây đau bụng cho người ăn.